Những câu chuyện chưa kể về nhà lao Cây Dừa Phú Quốc

Ngày đăng: 18/06/2018 Chia sẽ bởi: Thổ Địa Phú Quốc Chuyên mục: Tin tức du lịch Lượt xem: 545 lượt

Nhà lao cây dừa còn được biết đến với tên goi nhà lao cây dừa là địa điểm đã giam giữ, tra tấn và hành quyết những người tù cách mạng. Khi đến đây vẫn đang cất giữ những chuyện kinh hoàng, những hình phạt như thời trung cổ mà ít người được biết đến.

Những câu chuyện sau là ví dụ:

“Bí mật lớn nhất của tao là…”
Ông Phùng Xuân Nghị vẫn nhớ như in câu chuyện về một người đồng đội của mình có tên là Mai (Quảng Điền, Thừa Thiên Huế). Vốn là một cán bộ cấp trung đoàn, hôm ông Mai đi trinh sát địa hình cùng với liên lạc và một số chiến sĩ khác thì rơi vào ổ phục kích của giặc. Trong cuộc đấu súng, ông Mai bị thương vào bụng, còn anh liên lạc cùng mấy chiến sĩ hi sinh.
Không chạy được, nghĩ rằng mình là cán bộ cấp trung đoàn, bị địch bắt chắc chắn sẽ chịu những hình thức tra tấn thảm khốc, lại có thể bị lộ thông tin về đơn vị, đồng đội, nên trước khi lính ngụy tràn đến, ông Mai nhanh trí tháo dây đai cùng với khẩu súng K54 quấn vào người anh liên lạc.
Địch bắt, tra tấn đủ các kiểu, ông Mai vẫn khẳng định mình chỉ là liên lạc viên, còn anh liên lạc đã hi sinh là sĩ quan chỉ huy của mình. “Lính tuổi quân, dân tuổi đời”, ông bảo rằng mặc dù mình có già hơn thật, nhưng mình cũng chỉ là cấp dưới.
Bị đày ra Phú Quốc, Bảy Nhu cùng cai ngục đánh đập thương tật đầy mình, ông Mai vẫn không khai ra một tiếng. Hết cách, đến lượt cố vấn Mỹ bay ra đảo đích thân thẩm vấn. Nhưng dù giở đù trò tâm lý chiến đến đánh đập cũng không ăn thua. Đến ngày thứ 10, tên cố vấn Mỹ cũng quá mệt mỏi, đành buông một câu cá trước khi đẩy ông Mai trở về phòng biệt giam: “Ngày mai là cơ hội cuối cùng của ông đấy, giờ chúng tôi chỉ cần tìm hiểu một điều duy nhất – Ông hãy nói bí mật lớn nhất của mình. Nếu không, đừng trách chúng tôi không nói trước”.
Đêm tọa lạc vắt tay lên trán suy nghĩ, ông Mai biết rằng nếu mình thừa nhận là sĩ quan, kiểu gì cũng bị chúng nó tra tấn rồi moi móc thông tin tiếp, ảnh hưởng tới đồng đội, tới cuộc chiến chống Mỹ cứu nước, đó là việc không thể, lương tâm và tinh thần chiến đấu của người chiến sĩ cách mạng không cho phép. Mà nếu không khai, thì cũng bị tra tấn đến chết, thôi thì đằng nào cũng chết, ông đã có một quyết định riêng cho mình.
Sáng hôm sau, cố vấn Mỹ và bọn cai ngục hí hửng khi ông Mai bình thản lấy thuốc hút và uống nước, bảo cứ từ từ, sẽ khai. Xong việc, ông kéo cố vấn Mỹ lại gần rồi hét lớn vào tai: “Bí mật lớn nhất của tao là đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào…”.
Điên tiết, bọn cai ngục đè ngửa ông Mai ra đánh cho một trận nhừ tử. Thấy ông như hết hơi, chúng khênh vứt chỏng quèo một góc trại tù, hẹn lúc nào hồi phục sẽ tra tấn tiếp, lúc nào chịu khai thật mới thôi. Trận ấy, dù được sự chăm sóc tận tình của đồng đội, nhưng phải mấy ngày trời ông Mai mới hồi tỉnh được. Hiểu rõ mọi việc, ai cũng cảm phục, ý chí đấu tranh lại được đẩy lên cao chất ngất.
Câu chuyện về vua đào hầm

câu chuyện của chiến sĩ Đặng Thái Lập, xuất thân trong một gia đình công nhân quốc phòng ở phố Đội Cấn (Ba Đình, Hà Nội), vẫn được những cựu tù Phú Quốc kể cho nhau nghe mãi, như là một tấm gương kiên trung của người chiến sĩ cách mạng.
Thiếu úy Lập vốn là trung đội trưởng đặc công nước. Anh được cấp trên phân công vào Sài Gòn, phục kích tiêu diệt tên đại úy Ngụy, nổi tiếng ác ôn ở Củ Chi, rồi nhiều lần phối hợp cùng với bộ đội đánh chìm nhiều tàu chiến của địch. Cuối tháng 1/1968, anh Lập bị bắt trong một trận đánh ven Sài Gòn. Chúng đẩy anh vào trại Biên Hòa.
Vào tù, anh Lập lấy tên là Đặng Hồng Sơn (hay còn gọi là Hoàng Sơn), chiến sĩ binh nhất, và ngay tức khắc được anh em tù binh phong là “Vua đào hầm”, vì đi tới đâu là anh đào hầm tới đó, tổ chức cho tù binh trốn thoát, rồi lại bị bắt, mấy lần như thế. Hết cách, cuối năm 1970, địch đày anh ra trại tù Phú Quốc.
Buổi chiều, khi đến địa điểm ở mới, anh Lập đã nhìn thấy cái hố rác ở gần đấy. Hôm sau bọn cai ngục phát hiện ra một đoạn đường hầm dài 4m được đào sẵn ở đó. Tên gian tế chỉ điểm còn đọc rõ số tù 3278 của anh.
Cai ngục điên cuồng tìm cách khủng bố, lùng sục vào trại bắt anh em ngồi điểm danh và yêu cầu những ai tham gia đào hầm đứng lên và đi ra ngoài, nếu không làm theo lệnh của chúng thì ngay lập tức chúng sẽ cho đàn áp toàn trại giam. Anh Lập cùng 6 người khác bị bắt, đánh cho tơi tả, quần áo rách nát, cơ thể bê bết máu.
Được thả về trại, sau khi diệt trừ gian tế trong nhóm tù binh, anh Lập lại tiếp tục đào hầm, tổ chức cho đồng đội bỏ trốn. Lần cuối cùng, đang đào thì cai ngục bắt được tận tay, bắt anh khai ra tổ chức, bí thư ở trong trại. Anh hiên ngang tự nhận là chỉ có mỗi một mình làm, không có tổ chức nào cả.
Cai ngục tống Lập vào khu biệt giam, dùng búa gõ tróc hết móng tay. Bảy Nhu dường như cũng có phần nể tinh thần chiến đấu của người chiến sĩ cách mạng, hắn túm tóc anh giật ngược lên và nói: “Giờ tao yêu cầu mày mỗi một chuyện là xin thôi không đào hầm, vượt ngục, thì tao sẽ trả mày về phòng giam với đồng bọn”.
Đặng Thái Lập cảm giác như bị xúc phạm, vì đối với anh, đào hầm là về với Đảng, với dân, với đồng đội, về với tự do. Anh nói như thách thức: “Không, còn sống tao còn đào hầm”, rồi lấy hết sức bình sinh giơ chân đạp thẳng vào bụng một tên cai ngục đang đứng gần đó.
Bảy Nhu chỉ đạo cả nhóm đè anh ra đục xương bánh chè, xong lấy đinh đóng thẳng vào khuỷu tay, khuỷu chân. Mỗi phát đinh, chúng lại hỏi có đào hầm nữa không? Lập trả lời là có, thả là đào. Thấy người tù binh quá ngoan cường, cai ngục lấy đinh đóng hẳn vào đầu, xuyên qua sọ não, rồi vứt anh trở lại trại giam. 15 Phút sau, anh chết.
Ông lang chuyên nấu cao


Hay như câu chuyện của một cựu binh ở Huế tên là Trần Sang, là một chính trị viên cấp trung đoàn. Ông Sang cũng đi cùng một liên lạc và bị phục kích, bị bắt sống cả hai. Ông bị thương nặng ở đùi. Địch biết chắc chắn ông là sĩ quan cao cấp, nhưng đánh đập kiểu gì cũng không khai ra tổ chức, ra đồng đội, ông Sang chỉ nhận mình là một thầy lang chuyên nấu cao hổ, đi cùng bộ đội và bị bắt.
Bọn cai ngục không cấp thuốc, thả cho chân ông bị hoại tử. Ở trong trại, với khả năng lý luận chính trị của mình, dù đau thấu xương, thở dốc, nhưng ông Sang vẫn dành thời gian dạy bảo các anh em tù binh kiên quyết đấu tranh, theo đuổi lý tưởng.
Một lần, cuối năm 1972, phong trào đấu tranh của anh em tù binh các trại ở Phú Quốc lên cao quá, lính Ngụy tức tối kéo quân đến đàn áp, đưa cả xe tăng, xe bọc thép đến bao vây. Không nao núng, ông Sang được đồng đội dìu dắt ra trước cửa trại, tuyên bố thẳng: “Chúng tôi là con người, chỉ đấu tranh cho quyền lợi của anh em trong tù, còn trong người không một tấc sắt. Vậy thì sao các ông đưa súng ống, xe tăng bao vây tù nhân, có xứng đáng là quân đội của một quốc gia hay không?…”.
Thấy lý lẽ của ông Sang quá sắc bén, không bắt bẻ được gì, tên đảo trưởng đành ra lệnh cho xe tăng, xe bọc thép rút hết, rồi bảo đại diện tù binh ra đàm phán. Những yêu cầu của ông Sang và đồng đội được đáp ứng.
nhà tù phú quốc là nơi chứng kiến dân tộc ta đứng lên đấu tranh cho đến ngày giành độc lập dân tộc. Hãy một lần đến nhà tù này rồi thấm thía nổi đau đớn cực khổ mà những con người kiên cường này đã hi sinh máu xương của mình cho chúng ta ngày độc lập dân tộc.Mọi thắc mắc về chuyến đi, giờ khởi hành, kế hoạch chuyến tham quan, địa điểm du lịch, hướng dẫn viên, tiện nghi phòng ốc, tiêu chuẩn khách sạn, thực đơn bữa ăn, bảo hiểm tour du lịch, kinh nghiệm du lịch Phú Quốc, các bạn có thể liên hệ với chúng tôi – chúng tôi theo số hotline 0963.55.29.71 – 0916.492.099, qua website tourphuquoc1ngay.com hoặc hành khách có thể đến văn phòng đại diện công ty tại địa chỉ 616 Phạm Văn Chiêu, Phường 13, Quận Gò Vấp, TpHCM để chúng tôi có thể set up một chuyến đi chơi theo yêu cầu riêng của bạn đồng thời tư vấn cho du khách lịch trình cụ thể từng gói tour nhé!

Bài viết liên quan